Trong đó, phần mềm giáo dục “Hoa trạng nguyên” là một ví dụ điển hình về tình trạng bị vi phạm và không biết kêu ai. Vừa qua, Trung tâm Bản quyền số đã ký kết với chủ đầu tư “Hoa trạng nguyên” để thực hiện bảo vệ bản quyền phần mềm “Hoa trạng nguyên” cho doanh doanh nghiệp.
Học sinh muốn truy cập vào phần mềm luyện thi “ Hoa trạng nguyên” từ lớp 1 tới lớp 5, bắt buộc phụ huynh phải mua tài khoản cho con với mức giá từ 300.000 tới trên 400.000 đồng. Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm đã gia tăng lợi nhuận từ việc bán quyền truy cập cho hàng trăm người sử dụng và mức giá từ 50.000 cho tới 100.000 đồng/ 1 người khi muốn truy cập và sử dụng tài khoản họ đã mua.
Hoặc hình thức khác copy nội dung đề thi của “Hoa trạng nguyên” và biên tập khác đi chút rồi in thành sách bán. Một số khác thì copy phần đề thi rồi gia tăng bằng việc giải đề và đăng tải lên mạng youtube.
Trước vấn nạn ăn cắp bản quyền gia tăng, Trung tâm Bản quyền số đã và đang đẩy mạnh phát triển hoạt động bảo vệ bản quyền cho các đơn vị sản xuất thuộc lĩnh vực báo chí và nay là lĩnh vực giáo dục , trong đó phần mềm “ Hoa trạng nguyên” sẽ là chương trình được trung tâm bảo vệ bản quyền, từ việc xây dựng cài đặt mã hoá thông tin số, khiến người truy cập không thể copy các bài thi, bài giải, các clip đồ hoạ minh hoạ, tới việc sàng lọc các đơn vị đang vị phạm và cuối cùng hỗ trợ pháp lý khi khởi kiện đơn vị vi phạm ra toà án.
Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm số sẽ khó có thể tồn tại, nếu không có nguồn thu vì bị ăn cắp bản quyền. Vì vậy, việc chung tay bảo vệ các đơn vị sản xuất số là một hoạt động ý nghĩa và thiết thực của Trung tâm Bản quyền số nhằm trợ giúp doanh nghiệp sản xuất số bảo vệ tác quyền, được xem là sự sống còn của doanh nghiệp.
Theo truyenhinhdulich